Bối cảnh Các_bệnh_có_thể_phòng_ngừa_bằng_Vắc-xin

Năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính tiêm chủng đã phòng ngừa 2,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Với tiêm chủng vắc-xin 100%, và đạt 100% hiệu quả, một trong bảy trường hợp tử vong ở trẻ nhỏ sẽ được ngăn chặn, chủ yếu ở các nước đang phát triển, đây đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng. Bốn căn bệnh chịu tránh nhiệm cho 98% ca tử vong do vắc-xin phòng ngừa có: sởi, Haemophilus influenzae huyết thanh b, ho gàuốn ván sơ sinh.

Chương trình Immunization Surveillance, Assessment and Monitoring của WHO giám sát và đánh giá tính an toàn và hiệu quả của các chương trình và vắc-xin trong việc giảm bệnh tật và tử vong do các bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin.[3]

Các trường hợp tử vong do vắc-xin phòng ngừa thường gây ra bởi không có vắc-xin kịp thời. Điều này có thể do những khó khăn về mặt tài chính hoặc thiếu khả năng tiếp cận vắc-xin. Một loại vắc-xin khuyến cáo chống chỉ định cho một số ít người do cơ địa dị ứng nghiêm trọng hoặc hệ miễn dịch bị tổn thương. Ngoài ra, một loại vắc-xin chống lại một căn bệnh nhất định có thể không được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong một quốc gia cụ thể, hoặc chỉ được khuyến cáo cho một số nhóm quần thể nhất định, như trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi. Mỗi quốc gia đều đưa ra các khuyến nghị chủng ngừa riêng dựa trên các bệnh phổ biến trong khu vực và chăm sóc sức khỏe ưu tiên. Nếu một bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin nhưng không phổ biến ở một quốc gia, thì người dân của quốc gia đó thường sẽ không nhận được vắc-xin. Ví dụ, người dân ở Canada và Hoa Kỳ thường không nhận được vắc-xin phòng ngừa sốt vàng, khiến họ dễ bị nhiễm trùng nếu đi đến những khu vực có nguy cơ sốt vàng cao nhất (những vùng đang lưu hành hoặc chuyển tiếp bệnh dịch).[4][5]

Liên quan